Những thông tin cần nắm trước khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty bạn phải tìm hiểu trọn vẹn các vấn đề liên quan đến quy trình này. Chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tự mình thực hiện đăng ký kinh doanh hoặc hiểu tốt hơn khi các luật sư, công ty luật tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan khi thành lập công ty.

Loại hình doanh nghiệp phù hợp

Thành lập công ty sẽ dễ dàng tiến hành các hồ sơ pháp lý khi các bạn xác định được loại hình kinh doanh của công ty mình. Hiện nay có đến 5 loại hình kinh doanh để bạn có thể lựa chọn.

  • Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên. Loại hình này sẽ được thực hiện khi các cổ đông góp vốn để thành lập từ 2 đến 50 người.
  • Công ty TNHH Một Thành Viên: Loại hình thường được lựa chọn khi thành lập bởi 1 cá nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân. Loại doanh nghiệp này được hình thành bởi một cá nhân có số vốn lớn và chịu trách nhiệm hữu hạn cho số vốn đó
  • Công ty Cổ Phần thường từ 3 cá nhân trở lên. Các công ty này cũng không hạn chế cổ đông nên có thể phát hành cổ phiếu một cách dễ dàng.
  • Công ty Hợp danh. Loại hình kinh doanh này thường do 2 hoặc nhiều cá nhân hợp lại để tạo nên các sản phẩm kinh doanh.

Bạn cần chọn được loại hình phù hợp với công ty của mình. Nếu không có quyết định đúng, về sau các bạn sẽ phải tốn thêm một khoản phí và thời gian để chuyển đổi loại hình kinh doanh.

Trụ sở chính của công ty

Khi thành lập công ty bạn phải xác định được trụ sở chính của mình. Các thông tin này phải được kê khai vào hồ sơ thành lập công ty với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại và các hợp đồng thuê đất, nhà…

Dựa vào ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh và trụ sở chính bạn sẽ đặt đóng để cơ quan chức năng xem xét về mức ô nhiễm, tiếng ồn, sự hợp lý để phê chuẩn cho việc thành lập công ty.

Đặt tên cho công ty

  • Không gây sự hiểu nhầm
  • Không trùng lặp tên với các công ty khác
  • Không gây sự kích động, bạo động hoặc thiếu văn hóa

Nên chọn các hình thức viết bằng Tiếng Việt, viết tắt tiếng Anh để đăng ký chi tiết. Khi các bạn hợp tác với đối tác nước ngoài thì điều này là rất quan trọng. Ngoài ra, nên chú trọng nhiều vào tên công ty vì chúng sẽ là thương hiệu, tên tuổi quyết định sự thành công của bạn.

Cổ đông, góp vốn

Thành viên góp vốn, cổ đông và những quyền lợi liên quan, chia lợi nhuận… nên thống nhất chi tiết trong quá trình thành lập công ty. Điều này sẽ tránh được những mâu thuẫn về quyền lợi trong quá trình công ty/doanh nghiệp hoạt động. Về vấn đề này bạn nên truy cập vào https://luathoangphi.vn/ hoặc liên hệ với luật Hoàng Phi để được trao đổi chi tiết hơn.

Đại diện pháp lý thành lập công ty

Người đại diện pháp lý cho pháp luật khi thành lập công ty là ai. Cá nhân người này cần phải có những thủ tục hợp pháp nào để có thể đứng tên vào đại diện pháp luật.

Người đại diện có vai trò gì về pháp luật, sẽ cần ký kết các loại giấy tờ nào… Đây là những vấn đề bạn cần tìm hiểu để tiết kiệm thời gian hơn cho mình. Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị… đang thường trú tại Việt Nam là những người có khả năng đại diện về pháp luật trong quá trình thành lập công ty.

Ngoài ra các thông tin về vốn điều lệ, thuế môn bài, vốn pháp định cũng vô cùng quan trọng. Cần tìm hiểu chuyên sâu hơn hãy liên hệ với luật Hoàng Phi để được trao đổi các vấn đề pháp lý, pháp luật một cách tốt nhất nhé.