Hướng dẫn tổ chức Team building kết hợp lửa trại
Hoạt động lửa trại là một hình thức hoạt động vô cùng hấp dẫn của giới trẻ, cùng nhau quanh đống lửa trong một chuyến vui chơi, dã ngoại cắm trại… hiện nay, công nghệ xã hội phát triển , con người văn minh nhưng cứ mỗi lần chúng ta trở về với cuộc sống giữa thiên nhiên, khi bóng tối bắt đầu bao phủ, tất cả chỉ còn chờ đợi vào ảnh lửa thắp sáng với biết bao những diệu kỳ lan tỏa trong mỗi người chúng ta. Vì lẽ đó mà hoạt động lửa trại đã là một trong những hoạt động không thể thiếu trong những chuyến vui chơi dã ngoại, song song với đó là những trò chơi vui nhộn hay còn gọi là teambuilding kết hợp lửa trại. Vậy để kết hợp hai hoạt động này chúng ta cần quy trình như nào? Hãy tham khảo bài viết hướng dẫn tổ chức Team building kết hợp lửa trại dưới đây.
Xem thêm: > du lịch team building
- Quy trình cho một chương trình teambuilding lửa trại
- Khâu chuẩn bị:
Để có một chương trình lửa trại kết hợp teambuilding bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng bởi đây là một hoạt động vào buổi tối sẽ gây trở ngại nhiều hơn chương trình teambuilding thông thường.
Chuẩn bị các trò chơi mới, băng reo, bài hát sinh hoạt mới để tạo không khí. Trong lửa trại sẽ có những nhân vật quan trọng, đảm nhiệm vai trò cầm cân nảy mực cho chương trình đó là: quản trò, quản lửa, quản ca…
Quản Trò: trong trương trình lửa trại người quản trò nắm vai trò quan trọng, là linh hồn của đêm lửa trại, cần phải chuẩn bị thật khéo. Bạn cần phải sinh động, có óc hài hước và xử lý linh hoạt các công việc trong đêm lửa trại… Từ lúc lửa rực sáng đến khi lửa tàn, bạn phải biết hành động phù hợp và biết kích thích mọi thành viên chủ động tham gia chương trình.
Quản Lửa:Là người điều khiển cho các tiết mục, làm ngọn lửa bùng lên khi khai mạc, tối thiểu từ 10 – 15 phút cho lửa cháy mà không cần ra sửa hoặc dựng thêm củi. Người quản lửa còn phải đảm bảo được lửa cháy đều và đảm bảo được sự an toàn của đống lửa không bị cao quá tránh trường hợp củi cháy bị đổ ra ngoài.
Quản Ca:Đặc tính quản ca là hay hát, biết hát chứ không cần hát hay. Bạn phải biết tất cả các bài hát sinh hoạt được các thành viên tham dự lửa trại yêu thích và biết bắt nhịp chiếm lĩnh khi cần thiết.
Xem thêm: > Du lịch học sinh
- Hướng dẫn xếp củi
Xếp củi cũng là một nghệ thuận và kỹ thuật xếp củi bởi không phải cứ bỏ củi vào một đống là dùng được. có nhiều cách xếp củi như: Kiểu hình nón, kiểu tứ diện, kiểu lục lăng… và nhiều cách khác nhau nữa.
Kiểu hình nón: các thanh củi xếp chụm lại điểm đầu tiên, dưới chân mở ra vòng tròn, củi to để vòng ngoài tạo độ vững chắc, bên trong để củi nhỏ và một số bùi nhùi hay rơm dễ cháy.
Kiểu hình tứ diện: là kiểu xếp hình nón bên trong, giữa bằng củi nhỏ và khô. Bên ngoài xếp bằng hình vuông, hai củi ngang, hai củi dọc chồng lên nhau cao dần lên che khuất chóp hình nón.
Kiểu hình lục lăng: như hình tứ diện nhưng bên ngoài xếp theo hình lục 6 cạnh.
- Khâu tiến hành
Lễ khai mạc ngắn gọn nêu bật được ý nghĩa của đêm sinh hoạt, phút sinh hoạt truyền thống có thể dùng hoạt cảnh dẫn dắt mọi người trở về với những chặng đường đã qua, cũng có thể dùng một vài hình tượng đơn giản hay một bài hát nào đó tạo ấn tượng ban đầu cho mọi người. Sau đó tắt điện, bóng đen bao phủ, nổi trống lên bắt đầu vào hoạt động khai mạc chuẩn bị đốt lửa.
Giai điệu trống vừa dứt thì bắt đầu nổi lửa. Mọi người cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa với chùm bài hát: “Bài ca đêm lửa trại”.
Lưu ý: lúc này quản trò bắt đầu phần của mình, tổ chức các trò chơi, các tiết mục văn nghệ như vũ hội hóa trang, nhảy sạp… và các trò chơi thú vị
- Phần kết
Khi kết thúc một chương trình lửa trại cũng là lúc lửa bắt đầu tàn, quản trò hãy khéo léo để mọi người cùng ngồi lại với nhau, cùng trò chuyện, tâm sự dãi bày những tâm tư mà trước giờ chưa thổ lộ.
Kết thúc chương trình cùng nêu ra được những điều đạt được, mục tiêu, ý nghĩa thông qua chương trình lửa trại, tạo tinh thần đoàn kết trong một tập thể.
Xem thêm: tour Quan Lạn
- Ý nghĩa về hoạt động lửa trại
Lửa trại không chỉ là một hoạt động vui chơi cùng nhóm bạn bè bên đống lửa, cho vui tuổi trẻ mà đây cũng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa. Một trong những ý nghĩa cơ bản như sau:
Ý nghĩa tượng trưng cho sự văn minh, chân lý, lẽ phải, cái thiện, xua đuổi cái ác, biểu tượng của sự đấu tranh cho chân lý; trở thành những tín ngưỡng thiêng liêng, những nghi lễ, nghi thức truyền thống , lửa còn biểu tượng cho khát vọng chiến thắng, cho sức trẻ, cho sự vươn lên của con người.
Lửa trại làm cho con người và khung cảnh thiên nhiên thêm hòa quyện; tình thân ái thêm đậm đà, kỷ niệm được khắc sâu, tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội thêm thắm thiết, tâm hồn cao thượng, nhân ái được truyền đi trong mỗi con người; tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy, xua đi những bận rộn toan tính đời thường để sống hồn nhiên thanh thản với mọi người và thiên nhiên.
Cùng nhau tạo vòng tay kết chặt, để tạo cho nhau niềm cảm mến và khắc lại những kỷ niệm không phai.
Từng lá cây, ngọn cỏ, tiếng sóng vỗ bờ, những ngôi sao trên cao và không gian bao la bên ngọn lửa mang lại cho mọi người những mối giao hòa bất tận.