Công nghệ blockchain có thực sự an toàn cho doanh nghiệp?

Ứng dụng công nghệ blockchain không gói gọn trong lĩnh vực tiền ảo, được phát triển cho nhiều lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục, môi trường… hay chuyên nghiệp hơn cho ngân hàng, doanh nghiệp cần tính tính an toàn, bảo mật riêng tư của hệ thống. 

Sử dụng giải pháp blockchain đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với nhiều lợi thế thay cho cơ sở dữ liệu hệ hiện hành. Tuy nhiên, công nghệ blockchain có thực sự an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả. Dưới đây sẽ là thông tin giúp bạn đọc đánh giá về tính an toàn của giải pháp blockchain ứng dụng cho doanh nghiệp.

Hiểu về cơ chế lưu trữ và thay đổi thông tin block trong chuỗi

Khi hiểu về chuỗi khối blockchain hoạt động như thế nào, người dùng sẽ hiểu được khả năng bảo mật, tính an toàn của công nghệ. 

Thông tin đã được ghi nhận vào trong chuỗi blockchain là không thể thay đổi. Đây là tính bất biến của công nghệ, mang lại tính minh bạch của dữ liệu, thông tin được hệ thống các nút quản lý công khai. Khả năng bảo mật cao phòng tránh rủi ro bị hacker hay người dùng thay đổi thông tin. 

Thuộc tính bất biến của blockchain được hình thành do hàm bảo mật mã hash – có tính bảo mật cao. Mỗi thông tin được ghi nhận ban đầu trên block sẽ tạo ra 1 hàm mật mã hash riêng. Nếu có 1 đối tượng cố tình thay đổi thông tin trên khối, sẽ thay đổi hàm mật mã hash. 

Tuy nhiên, không chỉ thay đổi dữ liệu 1 khối mà chúng sẽ kéo theo yêu cầu thay đổi các khối trước và sau. Để thay đổi 1 nội dung trong 1 khối sẽ yêu cầu thay đổi toàn bộ các khối trong hệ thống. Do vậy, mức độ tin cậy và bảo mật thông tin của giải pháp blockchain là rất lớn.

Giải pháp an toàn cho doanh nghiệp trong thanh toán trực tuyến

Chuỗi khối blockchain của bitcoin là một đại diện tiêu biểu cho tính an toàn thông tin được lưu trữ trên hệ thống. Hệ thống lưu trữ thông tin của bitcoin vẫn đảm bảo tính bảo mật và chưa bao giờ bị hacker tấn công. 

Ứng dụng công nghệ blockchain cho doanh nghiệp trở thành giải pháp được nhiều đơn vị áp dụng. Bởi tính minh bạch thông tin, quản lý thông tin tập trung mà không cần bên thứ 3, giảm chi phí lưu trữ và quản lý dữ liệu. 

Hình thức thương mại điện tử phát triển với sự bùng nổ của internet và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Thông tin người dùng được lưu trữ trên blockchain với mức độ uy tín cao. Việc thanh toán trực tuyến trên hệ thống hoàn toàn bảo mật, an toàn, được ghi nhận rõ ràng.

  • Mọi yêu cầu chuyển tiền, giao dịch đều được ghi nhận: thời điểm, người nhận và người chuyển, số tiền giao dịch.
  • Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối khi lưu trên blockchain, giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp trong kinh doanh trực tuyến.
  • Bảo mật, an ninh hệ thống blockchain cao, gần như không thể xâm nhập, hacker tấn công với tỷ lệ thành công là 1/5.8 tỷ. Do vậy, hacker tấn công hệ thống là rất tốn kém chi phí, không bù lỗ được so với chi phí bỏ ra.

Với tiềm năng về an ninh bảo mật, blockchain mang đến khả năng bảo mật dữ liệu tối ưu, gần như không thể thay thế. Việc tấn công blockchain của các hacker sẽ rất tốn kém chi phí với tỷ lệ thành công 1/5.8 tỷ. Ứng dụng giải pháp blockchain sẽ mang lại khả năng lớn trong việc quản lý thông tin khách hàng, thanh toán điện tử, tiền ảo, ngân hàng… với tính minh bạch cao. Blockchain còn là nền tảng của hệ thống ICO với khả năng huy động vốn đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp.